Nhiều dòng điều hòa hiện nay không được trang bị tính năng làm sạch tự động và khiến người dùng phải tự vệ sinh điều hoà tại nhà. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức và kinh nghiệm vệ sinh sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng máy lạnh. Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình và các bước thực hiện vệ sinh điều hòa tại nhà đơn giản và ít tốn kém chi phí nhất.
Nhiều dòng điều hòa hiện nay không được trang bị tính năng làm sạch tự động và khiến người dùng phải tự vệ sinh điều hoà tại nhà. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức và kinh nghiệm vệ sinh sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng máy lạnh. Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình và các bước thực hiện vệ sinh điều hòa tại nhà đơn giản và ít tốn kém chi phí nhất.
Nhiều người cho rằng, vệ sinh điều hòa không cần phải đúng các quy trình, thứ tự mà chỉ cần vệ sinh các chỗ bụi bẩn. Tuy nhiên, nếu bạn không vệ sinh điều hòa đúng quy trình sẽ gây ra nhiều hậu quả lớn:
Những bước vệ sinh điều hoà dưới đây sẽ giúp cho quá trình vệ sinh của bạn trở nên dễ dàng, hạn chế tối đa rủi ro điều hoà bị tháo lắp sai cách và ảnh hưởng đến hiệu năng hoạt động.
Có 5 bước cơ bản khi thực hiện vệ sinh điều hòa
Thông qua quy trình 5 bước cơ bản trên đây, thiết bị điều hòa sẽ được vệ sinh sạch hoàn toàn. Tuy nhiên với bước 1 và bước 5, bạn có thể dễ dàng tự thực hiện tại nhà nhưng với bước 2, bước 3 và bước 4, chuyên gia khuyến cáo bạn nên liên hệ nhân viên kỹ thuật gần nhất để được hỗ trợ.
Để hiểu chi tiết từng bước vệ sinh các bộ phận của điều hoà, hãy theo dõi tiếp các nội dung trong phần dưới đây nhé.
Để thực hiện thao tác vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh và ống xả điều hòa, người dùng cần thực hiện đầy đủ các bước cơ bản. Đây là những bước vô cùng quan trọng, đòi hỏi kỹ thuật cao cần lưu ý.
Dàn lạnh điều hòa là bộ phận được lắp đặt bên trong nhà với chức năng chính là làm lạnh không khí, tỏa khí mát vào phòng. Linh kiện này sẽ được vệ sinh theo các chu kỳ khác nhau, tùy vào mục đích và môi trường sử dụng.
1- Bước 1: Ngắt nguồn điện
Trước khi vệ sinh dàn lạnh điều hòa, người dùng cần thực hiện thao tác ngắt toàn bộ nguồn điện, đảm bảo điện được ngắt trước từ 5 – 10 phút trước khi vệ sinh. Điều này sẽ đảm bảo an toàn, tránh những trường hợp tai nạn do điện xấu nhất xảy ra.
Để kiểm tra điều hòa đã ngắt điện hoàn toàn hay chưa, người dùng có thể dùng điều khiển và bật thiết bị, nếu điều hòa hoạt động thì vẫn còn điện và ngược lại, điều hòa ngừng hoạt động chắc chắn không có nguồn điện chạy vào.
Người dùng cần đảm bảo ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh điều hòa
2- Bước 2: Tháo vỏ, tháo tấm lọc bụi, bọc dàn lạnh, che bo mạch
Các bộ phần dàn lạnh điều hoà khi đều cần tháo rời khi vệ sinh để đảm bảo hiệu quả làm sạch:
Sau khi ngắt nguồn điện, bạn thực hiện các thao tác tháo vỏ, tấm lọc bụi và bọc dàn lạnh, bo mạch
Bạn nên sử dụng bạt nilon hoặc bất kỳ vật dụng nào có khả năng che chắn nước tốt để bọc cố định toàn bộ cục lạnh để tránh nước và những bụi bẩn bắn ra xung quanh. Đồng thời, sử dụng thêm một túi nilon hoặc máng nhựa bên dưới dàn lạnh, hứng nước bẩn, hạn chế nước chảy ra sàn khi thực hiện xịt rửa.
3- Bước 3: Vệ sinh mặt nạ điều hoà
Sau khi đã tháo vỏ, tấm lọc bụi và bọc dàn lạnh, che chắn các bo mạch, bạn cần thực hiện tiếp 3 bước sau:
Người dùng sử dụng khăn mềm để vệ sinh mặt nạ điều hòa
Khi vệ sinh mặt nạ điều hòa, bạn cần nhớ các lưu ý sau để đảm bảo việc vệ sinh được diễn tốt nhất:
|
4- Bước 4: Vệ sinh khung nhựa
Để vệ sinh khung nhựa điều hòa, bạn nên sử dụng một khăn ẩm, lau nhẹ nhàng phần nhựa xung quanh, tuyệt đối không dùng nước hay vòi xịt. Bởi phần khung nhựa này là vị trí chứa đèn LED điều hòa, việc cho nước trực tiếp vào sẽ ảnh hưởng đến máy nén và các mạch điện, bảng điều khiển.
Khung nhựa điều hòa là nơi có đèn LED, bạn nên dùng khăn ẩm lau nhẹ
5- Bước 5: Xịt rửa trực tiếp khe dàn lạnh
Đối với việc vệ sinh khe dàn lạnh, người dùng sử dụng vòi xịt trực tiếp. Bởi vì đây là vị trí dễ dàng tích tụ bụi bẩn, theo thời gian, bụi bám thành các tầng lớp dày, rất khó lau chùi sạch bằng khăn nên dùng vòi xịt đảm bảo đánh bay các vết bẩn.
Sử dụng vòi xịt trực tiếp vào dàn khe lạnh để làm sạch bên trong
Tuy nhiên, bạn chỉ xịt vào các khe dàn lạnh, tuyệt đối không xịt vào bất kỳ vị trí nào khác, tránh để nước chảy vào bên trong các mạch điện, làm hư hỏng điều hòa.
6- Bước 6: Xịt rửa cánh quạt lồng sóc và quạt lồng sóc
Cánh quạt lồng sóc và quạt lồng sóc được thiết kế nằm ở vị trí bên trong cục lạnh, sau quạt điều hòa. Đây là vệ sinh thường xuyên bám nhiều bụi bẩn, chứa nhiều vi khuẩn gây hại khi sử dụng. Vì vậy, bạn cần phải chú ý vệ sinh kỹ càng, thường xuyên.
Sử dụng cọ nhỏ vệ sinh cánh và quạt lồng sóc cho thiết bị điều hòa của bạn
Khi vệ sinh cánh quạt lồng sóc và quạt lồng sóc, bạn cần dùng một chiếc cọ nhỏ hoặc khăn mềm, quét, lau nhẹ phần bụi bẩn bám trên linh kiện. Người dùng không được dùng nước xịt, đổ trực tiếp lên 2 bộ phận này. Bởi vì điều này sẽ gây nguy hiểm cho điều hòa. |
7- Bước 7: Vệ sinh tấm lọc không khí
Tấm lọc không khí cũng là một linh kiện quan trọng bạn cần phải làm sạch khi vệ sinh cục lạnh điều hòa. Với 3 bước dưới đây sẽ giúp tấm lọc không khí trở nên sạch hơn.
Tấm lọc không khí điều hòa cũng là một trong những bộ phận người dùng cần làm sạch
Đối với việc vệ sinh tấm lọc không khí, người dùng thực hiện theo các lưu ý sau, tránh ảnh hưởng tới chất lượng thiết bị sau khi vệ sinh điều hòa:
|
8- Bước 8: Lắp lại các bộ phận
Sau khi đã vệ sinh sạch toàn bộ các bộ phận, người dùng cần phải đợi khô hoàn toàn linh kiện. Bạn có thể dùng máy sấy để sấy khô hoặc dùng khăn sạch lau khô nước rồi lắp lại.
Trong quá trình lắp cần nhớ lắp đúng vị trí, lắp cẩn thận, tránh làm rách lưới tấm lọc bụi. Bạn tiếp tục thực hiện lắp quạt đảo gió và cuối cùng là lắp mặt nạ máy lạnh theo chiều từ trên xuống, sử dụng ốc vít cố định thân máy, đảm bảo không bị rơi khi sử dụng.
Bạn có thể tham khảo thêm video hướng dẫn vệ sinh dàn lạnh điều hòa dưới đây để hiểu rõ hơn các bước trên.
Dàn nóng điều hòa là bộ phận được lắp ở vị trí bên ngoài, trong môi trường dễ dính bụi bẩn hơn bất kỳ bộ phận nào của điều hòa. Do đó, bạn cần vệ sinh thường xuyên, ít nhất 3 – 4 tháng/lần và cần thực hiện đúng trình tự các bước để không làm ảnh hưởng tới những bộ phận khác.
Dưới đây 6 bước hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh cục nóng điều hoà:
1- Bước 1: Ngắt toàn bộ nguồn điện
Tương tự như vệ sinh dàn lạnh điều hòa, khi vệ sinh dàn nóng, người dùng cần đảm bảo ngắt nguồn điện kết nối. Nếu bạn đã ngắt điện khi vệ sinh dàn lạnh thì hãy tiếp tục ngắt, không bật lên cho đến khi vệ sinh xong hoàn toàn điều hòa.
2- Bước 2: Tháo vỏ bảo vệ
Vỏ bảo vệ cục nóng điều hòa là bộ phần nằm bên ngoài cục nóng, có vai trò bao bọc, bảo vệ linh kiện bên trong. Việc vệ sinh vỏ bảo vệ vô cùng đơn giản, người dùng có thể dùng tay tháo các khớp giữ của vỏ một cách nhẹ nhàng để có thể tiến hành vệ sinh được các bộ phận bên trong.
Để vệ sinh bên trong dàn nóng điều hòa, trước hết bạn phải thực hiện thao tác tháo vỏ bảo vệ bên ngoài
3- Bước 3: Vệ sinh cánh quạt
Sau khi vệ sinh vỏ bảo vệ, người dùng cần vệ sinh cánh quạt dàn nóng. Bạn có thể sử dụng khăn mềm lau bỏ bụi bẩn trên quạt, dùng tay gạt các vật cản lớn như lá cây, mạng nhện bám trên các cánh quạt.
Dùng vòi xịt đánh bay các bụi bẩn bám trên cánh quạt điều hòa
Tuy nhiên, dàn nóng là bộ phận nằm ở bên ngoài nên thường xuyên dính rất nhiều bụi bẩn. Một số trường hợp dùng khăn lau không thể sạch được hoàn toàn, bạn có thể dùng vòi xịt rửa làm ướt bụi bẩn trong 10 – 15 phút bằng bình xịt chuyên dụng và xịt ở mức nhẹ để tránh làm biến dạng các linh kiện bên trong. Sau khoảng thời gian chờ bụi ngấm nước, bạn xịt thêm 1 lần nữa để bụi dễ dàng trôi đi.
4- Bước 4: Làm sạch tổng thể
Phía trước và trong dàn lạnh đã được làm sạch, tuy nhiên bạn nên rửa sạch cả phần sau dàn nóng. Ở phần sau này cũng là vị trí bám bụi bẩn không kém trước nên bạn có thể dùng vòi xịt để xịt rửa. Đối với một số vết bẩn cứng, không thể xịt sạch hoàn toàn, người dùng có thể sử dụng cọ, cọ nhẹ để làm sạch.
Khi xịt rửa phía sau cũng như tổng thể dàn nóng, người dùng không được xịt nước mạnh và xịt trực tiếp vào khu vực có mạch điện, các bo mạch. Nếu để nước vào những vị trí này có thể gây nên chập cháy khi sử dụng lại thiết bị. |
5- Bước 5: Làm sạch vỏ bảo vệ
Người dùng sử dụng khăn mềm kết hợp với nước xà phòng pha loãng để tẩy sạch toàn bộ bụi bẩn bám trên phần vỏ bảo vệ này. Nếu vết bẩn đã quá lâu và không thể làm sạch bằng khăn, bạn dùng vòi xịt nhẹ vào vỏ bảo vệ hoặc ngâm trong nước có hòa cùng dung dịch vệ sinh điều hòa chuyên dụng khoảng 15 phút và rửa lại bằng nước sạch.
Phần vỏ bảo vệ bên ngoài cục nóng điều hòa cũng là một linh kiện quan trọng cần được làm sạch
6- Bước 6: Lắp ráp lại các bộ phận
Khi các linh kiện dàn nóng điều hòa đã được làm sạch, bạn cần chờ khô ráo trong khoảng 30 phút và lắp lại như bình thường. Trong quá trình lắp lại cần đảm bảo vỏ bảo vệ lắp đúng ngạch, trùng với các khớp khóa.
Người dùng có thể tham khảo thêm cách vệ sinh cục nóng điều hòa hoặc xem kỹ hơn cách vệ sinh thiết bị tại video dưới đây để hiểu rõ hơn:
Ở các dòng điều hòa thông thường, ống xả nước được thiết kế là một ống PVC, được lắp đặt ở gần dàn nóng và gắn vào tường. Đây là đường ống vô cùng quan trọng, làm nhiệm vụ nhận nước, dẫn nước từ điều hòa ra môi trường bên ngoài, tránh hiện tượng rò rỉ trong sàn nhà, tường nhà. Bạn nên vệ sinh ít nhất 6 tháng/lần để tránh hiện tượng tắc nghẽn do bụi bẩn đọng lại.
Đường ống xả nước điều hòa được vệ sinh sạch với 2 bước cơ bản sau:
1- Bước 1
Bạn tiến hành tháo ống xả nước từ điều hòa, sử dụng vòi xịt chuyên dụng, xịt mạnh để tẩy rửa cặn bẩn bám trên đường ống. Ngoài ra, cần sử dụng thêm các dụng cụ kim loại chuyên dụng để gạt bỏ rêu hoặc vật cản bên trong.
2- Bước 2:
Để ống dẫn xả nước khô hoàn toàn và tiến hành lắp lại đúng vị trí ban đầu.
Người dùng cần thực hiện 2 bước để vệ sinh ống xả nước thiết bị điều hòa
Trong quá trình vệ sinh thiết bị dàn lạnh của mình, bạn cần ghi nhớ các lưu ý sau để đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ và an toàn nhất:
Khi thực hiện vệ sinh điều hòa tại nhà, bạn cần nhớ 8 lưu ý cơ bản
Việc vệ sinh điều hòa tại nhà không dễ thực hiện với người không có kinh nghiệm, vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên lựa chọn các địa chỉ vệ sinh thiết bị uy tín với những thợ có kỹ thuật.
Công Ty Điện Lạnh Nguyễn Hùng cũng là lựa chọn hàng đầu cho khách hàng. Khi lựa chọn vệ sinh tại những địa chỉ này, khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng và yên tâm. Bởi vì tại đây, việc vệ sinh sẽ được thực hiện bởi một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm.
Đồng thời, chi phí hợp lý, phải chăng, không phát sinh thêm nhiều chi phí khác và hỗ trợ người dùng tận tình sau khi vệ sinh. Với các đơn vị cung cấp điều hòa, giá cho dịch vụ vệ sinh sẽ giao động trong khoảng từ 150.000 đến 1.300.000 tùy vào mỗi dịch vụ cũng như công suất và loại điều hòa.
Các loại hình dịch vụ phổ biến tại đây sẽ bao gồm:
Để được hỗ trợ vệ sinh điều hòa tốt nhất, khách hàng nên liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được cung cấp các dịch vụ vệ sinh tận nhà. Đồng thời, các kỹ thuật viên sẽ hiểu rõ đặc thù của từng dòng điều hòa, cách thực hiện các bước vệ sinh chính xác nhất |
Như vậy, bài viết đã cung cấp thêm thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình vệ sinh điều hòa đúng cách và chi tiết các bước thực hiện vệ sinh từng bộ phận quan trọng như dàn nóng, dàn lạnh. Hy vọng việc vệ sinh định kỳ sẽ giúp thiết bị điện lạnh duy trì hiệu năng hoạt động và tăng tuổi thọ sử dụng.
Nếu bạn còn bất kỳ những thắc mắc nào về việc vệ sinh điều hòa hay cần tư vấn những thông tin về dòng thiết bị máy lạnh thì có thể liên hệ với công ty Điện Lạnh Nguyễn Hùng để nhận những tư vấn tận tình nhất .
Trụ sở chính : 20A,Đường số 4,Phường Bình Hưng Hòa A,Quận Bình Tân,TP.HCM
Chi nhánh 2: 41/1 Trần Hưng Đạo ,KP. Đông B , Đông Hòa Dĩ An , Bình Dương
Hotline : 0909.927.644 Mr Chung
Điện Thoại : 0944 724 413 Mrs Huyền